Quan điểm tôn giáo Albert_Einstein

Trên nghi vấn của quan điểm khoa học (quyết định luận) dẫn tới câu hỏi về lập trường của Einstein về quyết định luận thần học, liệu ông có tin vào Chúa, hay vào một vị thần nào đó hay không. Năm 1929, Einstein đã nói với giáo sĩ Do Thái Herbert S. Goldstein rằng "Tôi tin vào Chúa của Spinoza, người mà biểu lộ chính mình trong nguyên lý hài hòa của thế giới, không phải là một vị Chúa có số mệnh và hành động của một con người. "[158] Trong một bức thư năm 1954, ông viết, "Tôi không tin vào một Chúa nhân cách hóa và tôi không bao giờ phủ định điều này và tôi đã biểu thị điều đó một cách rõ ràng."[159] Trong một bức thư gửi triết gia Erik Gutkind, Einstein nói rõ, "Danh từ Chúa đối với tôi không gì khác ngoài sự thể hiện và là sản phẩm của sự yếu đuối của loài người, Kinh thánh là tập hợp những điều đáng kính, nhưng vẫn còn nguyên sơ, huyền ảo tuy nhiên khá là ngây ngô."[160]

Báo chí đã cho đăng tải lặp đi lặp lại để thể hiện Albert Einstein là một người "khiêu khích" tôn giáo với phát biểu như sau của ông:

Đúng là, dĩ nhiên, một hiểu lầm về những gì bạn được đọc về nhận thức tôn giáo của tôi, một hiểu lầm được lặp lại một cách có hệ thống. Tôi không tin vào một vị Chúa nhân cách hóa và tôi không bao giờ phủ định điều này và tôi đã biểu thị điều đó một cách rõ ràng. Nếu có thứ gì đối với tôi được gọi là tôn giáo thì đó là sự thán phục vô tận dành cho cấu trúc thế giới mà khoa học của chúng ta có thể khám phá ra.

Nhận xết về tôn giáo trên tờ New York Times số ra 09.11 năm 1930 như sau:[161]

Các thiên tài tôn giáo ở mọi lứa tuổi được phân biệt bởi một cảm giác tôn giáo, không liên quan tới giáo điều và không có Thiên Chúa nào được hình thành trong hình ảnh của con người; sao cho không có các nhà thờ và các giáo lý trung tâm của chúng được dựng lên. Do đó chính những kẻ dị giáo ở mọi thời đại là nơi mà chúng ta tìm thấy những người đàn ông có cảm giác tôn giáo cao nhất và trong nhiều trường hợp được các người đương thời coi là những người vô thần, đôi khi cũng như các vị thánh. Nhìn vào ánh sáng này, những người như Democritus, Francis of Assisi, và Spinoza gần giống nhau.

Cảm giác tôn giáo vũ trụ có thể được truyền đạt từ người này sang người khác như thế nào, nếu nó có thể làm phát sinh ra một khái niệm nào đó về một Thiên Chúa và không có thần học? Theo quan điểm của tôi, đây là chức năng quan trọng nhất của nghệ thuật và khoa học để đánh thức cảm giác này và giữ nó sống động trong những người dễ tiếp thu nó.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Albert_Einstein http://www.zbp.univie.ac.at/dokumente/einstein1.pd... //nla.gov.au/anbd.aut-an36582360 http://www.cbc.ca/news/world/belief-in-god-a-produ... http://e-collection.library.ethz.ch/eserv/eth:3037... http://www.fourmilab.ch/etexts/einstein/E_mc2/www/ http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F028814.php http://people.idsia.ch/~juergen/einstein.html http://www.uzh.ch/about/portrait/history.html http://www.bbc.com/news/science-environment-355244... http://www.beinglefthanded.com/Left-Handed-Einstei...